Giỏ hàng

Những điều nên và không nên làm trong lễ cúng cô hồn

Theo quan niệm dân gian, tháng 7 âm lịch luôn cần rất cẩn trọng và đề phòng. Để tránh những điều không tốt đẹp, mọi người sẽ làm lễ cúng cô hồn. Thế nhưng, những điều nên và không nên làm trong cúng cô hồn thì không phải ai cũng biết. 

Vì sao lại gọi là tháng cô hồn?

Nguồn gốc của tháng cô hồn bắt nguồn từ việc Ngọc Hoàng cho Diêm Vương mở cửa Quỷ môn quan vào ngày 2/7 hàng năm để ma đói quỷ đói được trở lại trần gian rồi đến rằm lại quay về. Trong khoảng thời gian này, mọi người sẽ làm những lễ cúng cho cô hồn để tránh bị quấy nhiễu. Thông thường, mâm lễ cúng sẽ phải có đủ cháo loãng, gạo, muối, tiền vàng và quần áo.

Tại Việt Nam, lễ cúng cô hồn sẽ kéo dài 1 tháng, tùy thuộc vào từng gia đình, từng vùng miền khác nhau chứ không ấn định riêng một ngày nào. Tháng 7 âm lịch cũng luôn được coi là tháng xui xẻo, nên mọi người sẽ tránh tổ chức cưới hỏi, mua bán hay xây dựng nhà cửa.

Cúng cô hồn vào tháng 7 là một tín ngưỡng dân gian lâu đời và rất quan trọng trong đời sống người Việt. Những điều nên và không nên làm trong cúng cô hồn luôn được mọi người chú ý để tránh phạm phải.

Cúng cô hồn thế nào cho đúng?

Để cúng cô hồn đúng cách, thời gian và những đồ cần phải chuẩn bị trên mâm lễ cúng là điều rất quan trọng.

Thời gian làm lễ cúng cô hồn

Thời điểm cúng cô hồn rất quan trọng. Lễ cúng cô hồn nên được thực hiện vào buổi chiều tối và mâm cúng sẽ phải bày ngoài trời. Không nên cúng vào buổi sáng hay buổi trưa, bởi đây là thời điểm có nhiều dương khí - ánh sáng mặt trời. Lúc này các linh hồn vẫn còn rất yêu nên khó tiếp nhận đồ cúng lễ.

Cúng cô hồn nên làm vào buổi chiều tối

Thường cúng cô hồn hàng tháng là ngày mùng 2 và 16. Đây là ngày những người kinh doanh thường cúng chứ không áp dụng cho đại số gia đình. Rằm tháng 7 là ngày cúng cô hồn lớn nhất năm, thường nhà nào cũng thực hiện lễ cúng này.

Mâm lễ cúng cô hồn sẽ cần có những gì?

- Cháo loãng: Không thể thiếu được trong mâm cúng cô hồn là 12 bát cháo loãng. Bởi theo dân gian, các linh hồn bị đọa đày lâu dưới địa ngục thực quản nhỏ, cháo sẽ phù hợp nhất.

- Muối, gạo: Chuẩn bị 1 đĩa để sau khi lễ cúng kết thúc sẽ rải đều ra vỉa hè.

- Bánh kẹo, hoa quả các loại, muối gạo, bỏng ngô cũng cần có đủ trên mâm lễ cúng.

- Giấy áo, giấy tiền vàng mã, hương nhang, nến, nước lọc…

Mâm lễ cúng cô hồn nhất định phải có cháo loãng

Những điều nên và không nên làm trong cúng cô hồn 

Những điều nên làm:

- Mâm lễ cúng cô hồn nên đặt ngoài trời hoặc hành lang, tránh cúng trong nhà.

- Sau khi cúng, gạo và muối nên được rải đều ra 8 hướng. Vàng mã cũng nên đốt luôn tại chỗ đặt mâm cúng.

- Nên cúng cô hồn sau 12 giờ trưa, bởi vì theo quan niệm của người xưa thì khi mặt trời mọc đến 12 giờ trưa là giờ dương khí, còn sau giờ trưa đến tối là giờ âm khí.

- Bạn cần cắm thẳng hương khi thắp.

- Khi cúng, phải bày đồ lễ cùng với hoa quả theo nguyên tắc “đông bình tây quả” rượu và nước.

- Khi rải tiền vàng ra mâm cúng phải để 4 hướng Đông, Nam, Tây, Bắc. Mỗi hướng từ 3 - 5 - 7 nén hương.

Tiền vàng nên được rải đều ra mâm khi cúng

Những điều không nên làm:

- Không nên cúng đồ mặn như thịt lợn, thịt bò, thịt gà, xôi,... bởi nó làm tăng tính sát sinh. Điều này sẽ làm các cô hồn khó siêu thoát.

- Khi làm lễ cúng, bạn không nên mặc những bộ đồ ngắn hay quá hở. Nên chọn trang phục chỉnh tề, kín đáo.

- Không nên để trẻ con, phụ nữ mang thai và người già lại gần khi cúng cô hồn vì dễ bị cô hồn trêu chọc, quấy rối.

- Không nên đọc bài vấn khấn cúng cô hồn khi chưa diễn ra lễ cúng vì đây là một điều không tốt.

- Không được ăn vụng đồ cúng, giữ cho động vật như mèo hay chó tránh xa các mâm đồ cúng trong thời gian làm lễ.

- Khi lễ cúng kết thúc, không nên dùng hay mang đồ cúng vào nhà.

Không nên cúng đồ mặn trong lễ cúng cô hồn

Hy vọng, những thông tin mà Comida Ngon mang lại sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lễ cúng cô hồn. Những điều nên và không nên làm trong cúng cô hồn bạn cần đặc biệt chú ý, bởi “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” sẽ giúp gia đình bạn tránh những điều không tốt trong tháng cúng cô hồn.